HRW: Việt Nam chớ hứa suông về nhân quyền – Scoop

Hôm 10/10, tổ chức Theo dõi Nhân quyền đăng bài phát biểu của tổ chức này tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, lập luận rằng việc Việt Nam cam kết cải thiện nhân quyền vẫn chỉ là “những lời hứa suông”.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hoan nghênh việc Việt Nam chấp nhận các khuyến nghị phê chuẩn Công ước 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về Tự do Lập hội và Bảo vệ Quyền Tổ chức, nhưng nói Hà Nội cần chứng minh việc họ tôn trọng quyền tự do lập hội và tổ chức bằng cách cho phép các công đoàn lao động thực sự hoạt động độc lập với nhà nước.

HRW cho rằng việc quốc gia Đông Nam Á này hứa sẽ phê chuẩn Công ước 87 của ILO chỉ mới là “bước đầu tiên”.

“Chúng tôi vô cùng thất vọng vì trong số 49 khuyến nghị không được Việt Nam chấp nhận, có nhiều khuyến nghị liên quan trực tiếp đến những người bảo vệ nhân quyền, trong đó có một số kêu gọi trả tự do cho những người bảo vệ nhân quyền bị cầm tù vì thực thi các quyền cơ bản của họ”, HRW bày tỏ qua bài phát biểu.

“Tính đến tháng 9/2024, Việt Nam có ít nhất 171 tù nhân chính trị và ít nhất 21 người bị giam giữ vì lý do chính trị đang chờ xét xử — tất cả đều bị truy tố vì thực thi các quyền dân sự và chính trị một cách ôn hòa”, theo một trích đoạn từ bài phát biểu.

Ngoài ra, Việt Nam đã bác bỏ khuyến nghị sửa đổi các điều 117 (tuyên truyền chống nhà nước) mang tính vi phạm nhân quyền và điều 331 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ) của Bộ luật Hình sự mà chính quyền Việt Nam thường xuyên sử dụng để bịt miệng những người chỉ trích, vẫn theo HRW.

Tổ chức nhân quyền có trụ sở tại New York, Mỹ, cũng cho biết thêm rằng Việt Nam đã bác bỏ khuyến nghị về bãi bỏ các quy định pháp luật hạn chế quyền tự do ngôn luận và kiến nghị phê chuẩn Công ước chống cưỡng bức mất tích (ICPPED).

Theo thông báo của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ khi Hội đồng Nhân quyền thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 27/9, chính quyền nước này không chấp nhận khuyến nghị về việc “chấm dứt ngay việc ép buộc từ bỏ đức tin”, cho rằng khuyến nghị này “không phản ánh thực tế ở Việt Nam”.

“Nhưng chính quyền Việt Nam nói họ đã ‘thuyết phục’ người dân ‘tự nguyện từ bỏ tà giáo’”, theo bản ghi bài phát biểu của đại diện HRW hôm 10/10. “Chính phủ không công nhận khoảng 140 tổ chức tôn giáo, nhiều tổ chức trong số đó bị chính quyền coi là “tà đạo”.

Ngoài việc bị buộc phải từ bỏ đức tin, các thành viên của các nhóm tôn giáo mà chính quyền gọi là “tà đạo” này còn bị giám sát chặt chẽ, sách nhiễu, hăm dọa, chỉ trích công khai, hành hung, bắt giữ và bỏ tù lâu năm, vẫn theo HRW.

Việt Nam thậm chí còn bác bỏ khuyến nghị chấm dứt ngay mọi hành động trả thù đối với những người hợp tác với LHQ về vấn đề nhân quyền, cho rằng khuyến nghị đó cũng “không phản ánh thực tế ở Việt Nam”, mặc dù việc trả thù đó đã được Cao ủy Nhân quyền LHQ xác nhận.

Cuối bài phát biểu, HRW phản ánh “dấu hiệu thực sự” cho thấy những cam kết cải thiện nhân quyền của Hà Nội “vẫn là những lời hứa suông”, nói thêm rằng Việt Nam cũng bác bỏ mọi khuyến nghị liên quan đến khả năng thành lập một tổ chức nhân quyền quốc gia độc lập phù hợp với Nguyên tắc Paris, bộ nguyên tắc về Thiết chế Nhân quyền Quốc gia, được thông qua tại Đại hội đồng LHQ năm 1993.

HRW kêu gọi Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền bằng cách đảm bảo công dân được hưởng đầy đủ và không bị cản trở các quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp ôn hòa, đồng thời chấm dứt mọi hình thức quấy rối, đe dọa và trả thù những người bảo vệ nhân quyền.

Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa phản hồi ngay khi VOA đề nghị họ bình luận về bài đăng của HRW.

Như VOA đã đưa tin, phái đoàn của chính phủ Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu hôm 27/9 cho biết tại phiên họp ở Geneva rằng Việt Nam quyết định chấp thuận 271 trên tổng số 320 khuyến nghị mà các nước đưa ra từ phiên đối thoại hồi tháng 5.

Trả lời báo giới trong nước vào ngày 2/10, ông Việt ca ngợi con số 271/320 nêu trên “thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với tiến trình UPR, cũng như khẳng định mong muốn và quyết tâm của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người”.

“Đoàn Việt Nam cũng đã kịp thời có những ý kiến phản bác những luận điệu sai lệch, sử dụng những thông tin chưa được kiểm chứng thể hiện định kiến về Việt Nam trong phát biểu của một số ít tổ chức phi chính phủ tại phiên họp”, vẫn lời ông Việt.



Nguồn: VOA Tiếng Việt

Related Posts

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh mãn hạn tù sau phiên tòa ‘xử kín’
 – Scoop

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh mãn hạn tù sau phiên tòa ‘xử kín’ – Scoop

Bà Nguyễn Thúy Hạnh, người sáng lập quỹ từ thiện 50K, vừa mãn hạn tù sáng ngày 7/10 sau một phiên tòa mà gia đình gọi là…

Thêm nhiều nhóm nhân quyền kêu gọi trả tự do cho Y Quynh Bdap
 – Scoop

Thêm nhiều nhóm nhân quyền kêu gọi trả tự do cho Y Quynh Bdap – Scoop

Tổ chức Cơ đốc giáo Quốc tế và các nhóm nhân quyền bày tỏ quan ngại về việc một tòa án ở Thái Lan đã ra phán…

Tòa án Thái Lan ra lệnh dẫn độ Y Quynh Bdap bất chấp phản đối của các nhóm nhân quyền
 – Scoop

Tòa án Thái Lan ra lệnh dẫn độ Y Quynh Bdap bất chấp phản đối của các nhóm nhân quyền – Scoop

Một tòa án Thái Lan hôm 30/9 ra lệnh dẫn độ nhà hoạt động Y Quynh Bdap, người đã bị Việt Nam kết án vắng mặt 10…

HRW: Lãnh đạo Tô Lâm của Việt Nam ‘xưa nay vẫn là kẻ vi phạm nhân quyền’
 – Scoop

HRW: Lãnh đạo Tô Lâm của Việt Nam ‘xưa nay vẫn là kẻ vi phạm nhân quyền’ – Scoop

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hôm 23/9 kêu gọi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và lãnh đạo các hãng Meta, Google chớ thấy việc…

Bà Harris tăng cường tiếp cận người Mỹ gốc Á bằng quảng cáo về mẹ mình
 – Scoop

Bà Harris tăng cường tiếp cận người Mỹ gốc Á bằng quảng cáo về mẹ mình – Scoop

Chiến dịch tranh cử của bà Kamala Harris đang thúc đẩy việc tiếp cận các cử tri Mỹ gốc Á trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ…

The New York Times của Mỹ sẽ mở lại văn phòng ở Sài Gòn sau gần 50 năm 
 – Scoop

The New York Times của Mỹ sẽ mở lại văn phòng ở Sài Gòn sau gần 50 năm  – Scoop

Báo The New York Times sẽ mở văn phòng thường trú tại Việt Nam vào tháng 10 tới, với trụ sở đặt tại thành phố Hồ Chí…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *