Huân chương danh dự dành cho cựu binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam sau gần 60 năm – Scoop

Đại tá Paris Davis, một trong những sĩ quan da màu đầu tiên chỉ huy một tiểu đội thuộc Lực lượng Đặc biệt của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam sẽ được Tổng thống Joe Biden trao tặng Huân chương Danh dự, phần thưởng cao nhất của quốc gia về lòng dũng cảm trên chiến trường.

Vào trung tuần tháng 2, tháng vinh danh người Mỹ da màu tại Hoa Kỳ, Tổng thống Joe Biden gọi điện cho Đại tá Quân đội đã nghỉ hưu Paris Davis “để thông báo với ông rằng ông sẽ nhận được Huân chương Danh dự vì hành động anh hùng xuất sắc trong Chiến tranh Việt Nam,” Nhà Trắng loan tin trên Twitter.

Trong một tuyên bố đưa ra sau đó, ông Davis, 83 tuổi, cho biết cuộc điện đàm với lãnh đạo Nhà Trắng đã “gợi lên một làn sóng ký ức về những thanh niên nam, nữ mà tôi cùng sát cánh chiến đấu ở Việt Nam”. Ông đồng thời cảm ơn gia đình, bạn bè trong quân đội và các tình nguyện viên đã giúp truyền tải câu chuyện về ông sống động, đến với Tổng thống Biden và các nhà lãnh đạo quân đội.

Ông Davis, người gốc Cleveland và hiện đang sống ở Alexandria, bang Virginia, cho biết trong một thông cáo cáo chí: “Tôi thường nghĩ về 19 giờ định mệnh đó vào ngày 18/6/1965 và những gì đơn vị của chúng tôi đã làm để đảm bảo rằng chúng tôi không bỏ lại người nào trên chiến trường”.

Giải cứu ở Bồng Sơn

Theo hãng tin AP, ông Davis, khi đó là một đại úy 26 tuổi, đã thể hiện rõ lòng dũng cảm của ông vào buổi sáng tháng 6/1965 giữa lúc diễn ra một cuộc đột kích trước bình minh vào một trại quân đội Bắc Việt ở Bồng Sơn, tỉnh Bình Định.

Ông cùng 12 người lính thuộc Đại đội Lực lượng Địa phương 883 và 90 quân tình nguyện miền Nam Việt Nam được giao nhiệm vụ tiến hành một cuộc đột kích bất ngờ vào trại bộ đội Bắc Việt này. Bước đầu thành công, nhưng về sau, các binh sĩ Mỹ ở đó đều bị thương do một cuộc phản công lớn của đối phương.

Dù bị thương, đại úy Davis vẫn chạy nhanh vào một cánh đồng trống để giải cứu từng thành viên trong nhóm của mình, sử dụng ngón út để bắn súng trường sau khi tay ông bị gãy do lựu đạn của Việt Cộng, theo trang ArmyTimes. Nhờ sự hỗ trợ của ông mà toàn bộ đồng đội của ông đã sống sót.

Đài CBS dẫn lời ông Ron Deis một đồng đội của ông Davis nói rằng ông ấy hai lần bất tuân mệnh lệnh rút quân, nói rằng: “Tôi sẽ không rời đi cho đến khi tôi đưa tất cả đồng đội ra khỏi cánh đồng này”.

Dù bị trúng lựu đạn và trúng đạn bị thương, ông Davis quyết không bỏ lại các đồng đội như Billy Waugh và Robert Brown. Ông Davis cho biết cả hai đều bị thương nặng – và ông Brown đã bị thương ở đầu.

Ông Neil Thorne, một cựu quân nhân, nói với trang Task and Purpose: “Ai ai cũng nói rằng, có lẽ khoảng 12 người, từng phục vụ dưới quyền của Đại tá Davis trong nhiều năm đều sử dụng cùng một cụm từ, “ông ấy là chỉ huy giỏi nhất mà tôi từng biết”.

Chỉ một tháng trước khi xảy ra vụ đột kích, vào tháng 5/1965, ông Davis đã được trao tặng Huân chương Chiến sĩ vì đã liều mạng kéo một đồng đội ra khỏi chiếc xe tải chở nhiên liệu bị lật trước khi xe này phát nổ.

Ông Davis tình nguyện đảm nhận một nhiệm vụ gần như bất khả thi: giúp đẩy lùi sự kiểm soát của Bắc Việt và Việt Cộng đối với tỉnh Bình Định, nằm trên bờ biển nam trung bộ của đất nước. Để làm được điều đó, ông Davis phải xây dựng một doanh trại Lực lượng Đặc biệt mới tại một ngôi làng tên là Bồng Sơn, đồng thời huấn luyện một đơn vị tình nguyện của Lực lượng Địa phương, hay còn gọi là Địa phương quân.

Hồ sơ thất lạc hai lần

Đồng đội của ông từng vận động để ông được trao Huân chương Danh dự, nhưng nhiều thập kỷ qua điều này không xảy ra.

Hai năm về trước, chương trình CBS Mornings chiếu phóng sự về câu chuyện của ông Davis trong đó nói rằng vấn đề giấy tờ đề xuất Huân chương Danh dự cho ông đã biến mất một cách bí ẩn như thế nào vào năm 1965, ở đỉnh cao của phong trào dân quyền tại Mỹ.

Khi đài này hỏi vì sao giấy tờ đề xuất danh hiệu này bị thất lạc, ông Davis nói: “Tôi nghĩ rằng có lẽ đây chỉ là một trong những điều về phân biệt chủng tộc mà lẽ ra chúng không nên xảy ra nhưng đã xảy ra”.

Một đồng đội khác của ông sau đó làm thủ tục đề cử ông nhận Huân chương Danh dự, nhưng theo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, thủ tục giấy tờ đã biến mất, và vào năm 1969, bộ này “không tiết lộ bất kỳ hồ sơ nào về Davis.”

Khi được hỏi tại sao phải mất quá lâu để nhận được vinh dự này, ngay cả khi có rất nhiều người đề cử ông, vào năm 2021, ông Davis nói: “Tôi biết vấn đề chủng tộc là một yếu tố”, theo trang Atlanta Black Star.

Ông Ron Deis, cấp dưới của ông Davis ở trại Bồng Sơn hồi năm 1965, đồng tình với nhận định này. Ông Deis nói với tờ New York Times: “Vậy chứ quý vị có thể đưa ra giả định nào khác? Tất cả chúng tôi đều biết ông ấy xứng đáng với danh hiệu này”.

Vào tháng 2/2021, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Tom Cotton yêu cầu Bộ Quốc phòng xem xét truy tặng Huân chương Danh dự của Quốc hội cho Đại tá Davis. Thượng nghị sĩ Cotton viết: “Đại tá Davis đã chỉ huy một đơn vị Lực lượng Đặc biệt tại Việt Nam và giải cứu ba thành viên trong đơn vị của ông trong một cuộc đột kích của kẻ thù – mặc dù chính ông cũng bị thương. Nhưng vì Quân đội Hoa Kỳ làm mất giấy tờ đề cử, hành động anh hùng của Đại tá Davis đã bị bỏ sót trong nhiều thập kỷ. Đã đến lúc ông ấy được trao tặng Huân chương Danh dự của Quốc hội mà ông ấy xứng đáng được nhận”.

Trong khoảng thời gian này, Bộ trưởng Lục quân Christine Wormuth và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd T. Austin III đã đệ trình đề cử của ông Davis để được xem xét, và sau đó dẫn đến kết quả như hôm nay.

Ông Davis nói với đài WUSA9 về việc sắp được ông Biden tặng huân chương: “Điều này có nghĩa là tất cả mọi thứ, nó lớn đến nỗi tôi chưa bao giờ mơ tới”.

Thượng viện bang Virginia hôm 20/2 phát hành một nghị quyết vinh danh ông Davis, nói rằng: “Ông Paris Davis đã vượt qua định kiến và nạn phân biệt chủng tộc để giành được sự tôn trọng của những đồng đội của mình và lãnh đạo họ một cách hiệu quả trong trận chiến”.

Nghị quyết cho biết thêm rằng mặc dù giấy tờ đề cử của ông ấy đã bị thất lạc nhiều lần một cách khó hiểu, nhưng cuối cùng, sau gần 60 năm, nay Tổng thống Joe Biden, đã ký các phê duyệt cần thiết để trao huân chương danh dự đó cho ông.

Nguồn: VOA Tiếng Việt

Related Posts

Một số người gốc Việt ở Australia biểu tình phản đối dẫn độ Y Quynh Bdap
 – Scoop

Một số người gốc Việt ở Australia biểu tình phản đối dẫn độ Y Quynh Bdap – Scoop

Một số người gốc Việt ở Úc hôm 18/11 xuống đường kêu gọi chính phủ Thái Lan và Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động…

Việt Nam, Mỹ ký thỏa thuận hợp tác về an ninh mạng
 – Scoop

Việt Nam, Mỹ ký thỏa thuận hợp tác về an ninh mạng – Scoop

Cục An toàn thông tin Việt Nam và Cơ quan An ninh mạng và An ninh cơ sở hạ tầng Hoa Kỳ hôm 14/11 ký thỏa thuận…

Máy bay Comac của Trung Quốc đứng trước triển vọng được Vietjet khai thác ở VN
 – Scoop

Máy bay Comac của Trung Quốc đứng trước triển vọng được Vietjet khai thác ở VN – Scoop

Tập đoàn sản xuất máy bay thương mại Comac thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc đang hợp tác với hãng hàng không Vietjet để đưa…

Văn Bút Mỹ kêu gọi phóng thích nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn
 – Scoop

Văn Bút Mỹ kêu gọi phóng thích nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn – Scoop

Văn Bút Hoa Kỳ vừa kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho nhà báo độc lập Lê Hữu Minh Tuấn, bãi bỏ mọi cáo…

Văn Bút Mỹ, giới hoạt động lên án phiên tòa xử ông Đường Văn Thái
 – Scoop

Văn Bút Mỹ, giới hoạt động lên án phiên tòa xử ông Đường Văn Thái – Scoop

Việc chính quyền Việt Nam tuyên án 12 năm tù và 3 năm quản chế đối với blogger Đường Văn Thái là “quá hà khắc”, giới hoạt…

Giới hoạt động đánh giá cao việc LHQ xác nhận người Thượng là dân tộc bản địa
 – Scoop

Giới hoạt động đánh giá cao việc LHQ xác nhận người Thượng là dân tộc bản địa – Scoop

Giới hoạt động cho rằng việc các chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong các văn bản chính thức gần đây xác nhận rằng người Thượng…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *